Dec 12, 2011

10 cách giữ cho đầu óc luôn minh mẫn

Mình thực sự muốn gì...


Hãy là chính mình.....


(LĐĐT) - Chúng ta thường mong các khớp xương và phổi của chúng ta đủ mạnh để có thể kéo dài tuổi thọ, nhưng ý nghĩ của chúng ta không phải lúc nào cũng duy trì được tinh thần đó. Dưới đây là 10 giải pháp có thể giúp đầu óc ta luôn sáng suốt và minh mẫn.
1. Vận động
Các nhà khoa học đã bắt đầu cho rằng việc tập aerobic thường xuyên chính là giải pháp tốt nhất để duy trì sức khỏe lâu dài của bộ não. Trong khi trái tim và phổi có phản ứng trước những hoạt động gấp rút thì bộ não lại đòi hỏi những vận động đều đặn từng bước một. Để có một cơ thể khỏe mạnh, mỗi ngày cần dành ít nhất là 30 phút để tập thể dục.
2. Ăn uống đầy đủ
Ăn quá nhiều và quá ít đều ảnh hưởng tới sự vận động của não. Một xuất ăn kiêng có chỉ số đường glycemic thấp – nhiều chất xơ và số lượng chất béo, protein vừa phải sẽ làm hại cơ thể lâu hơn thực phẩm có nhiều đường glycemic, như đồ ngọt và tinh bột. Tiêu hóa đều đặn sẽ tạo cho não một nguồn năng lượng tốt.
3. Thận trọng khi ăn kiêng
Nếu ăn quá nhiều có thể làm não vận động chậm chạp và bị tổn hại lâu dài, thì việc nạp quá ít calo cũng có thể tác động xấu tới não. Ăn kiêng quá mức sẽ gây ra sự khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc, dẫn tới chứng chán ăn. Nhiều nghiên cứu khác còn cho thấy ăn kiêng có mối quan hệ tới chứng đãng trí, rối trí và giảm trí nhớ.

4. Chăm sóc cơ thể
Những căn bệnh có thể phòng chống như tiêu hóa, béo phì và tăng huyết áp đều ảnh hưởng tới não của bạn. Hãy để hệ thống lưu thông trong cơ thể bạn được vận động đều đặn và tránh hút thuốc, ăn chất béo, điều đó sẽ làm giảm nguy cơ gây tổn hại tới não lúc về già.

5. Nghỉ ngơi
Khi chúng ta nghỉ ngơi và có những giấc mơ, ký ức sẽ được phân loại, một số bị loại bỏ, một số khác được tập hợp lại và lưu giữ. Khu chúng ta không ngủ, các chất proteins tập trung vào các khớp thần kinh, chúng sẽ khiến ta suy nghĩ và học hỏi khó khăn hơn. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng có thể dẫn tới khả năng thức kém khi cao tuổi.
6. Uống càphê
Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng chất caffeine có tác dụng bảo vệ não. Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, uống từ 2-4 cốc càphê mỗi ngày có thể giảm căng thẳng và giảm nguy cơ mắc chứng Alzheimer từ 30- 60%. Chưa rõ là tác dụng là nhờ chất caffeine hay chất chống oxi hóa có trong cà phê và trà, but nếu lúc này bạn uống một cốc thì nó sẽ có tác dụng ngay trong vài tiếng đồng hồ và trong vài thập kỷ nữa kể từ bây giờ.

7. Ăn cá
Một số giả thuyết cho rằng đưa cá vào danh sách món ăn kiêng do tác dụng tăng cường nhận thức. Đặc biệt là các axít béo, như Omega 3s, rất cần thiết cho chức năng hoạt động của não và hỗ trợ cho các triệu chứng suy nhược thần kinh như trầm cảm. Các nghiên cứu hiệu quả của các tố chất Omega 3 còn khá lộn xộn, do vậy cần bổ sung thêm các nguồn thực phẩm khác như hạt lanh, cá và các động vật ăn cỏ.
8. Thư giãn
Căng thẳng sẽ làm mất một phần não bằng cách tẩy sạch các hóa chất có hại nằm trong thùy thái dương của bộ não và các vùng não liên quan tới trí nhớ. Một số nhà khoa học cho rằng duy trì một cuộc sống cân bằng và thường xuyên hoạt động như tập yoga, hoạt động xã hội và chế tạo đồ có thể làm trì hoãn sự suy giảm trí nhớ thông qua giảm căng thẳng.

9. Bớt các chất bổ sung
Các chất bổ sung ngày càng ít giá trị, ngay cả với các vitamin tổng hợp giờ đây cũng chỉ gây lãng phí tiền bạc, thậm chí còn tệ hơn. Các thuốc bổ não, như ginkgo và melatonin, giờ cũng vô giá trị. Bất kể nguồn gốc “thiên nhiên”, giờ đây các chất bổ sung ngày càng ít tác dụng đối với nhiều bệnh như huyết áp cao, các bệnh về tiêu hóa, sinh sản và suy nhược.
10. Giải trí
Dù các trò chơi giải ô chữ, sudokus và các trò giải trí đầu óc thực sự giữ cho bộ não của bạn luôn sắc bén chưa được hoàn thiện cho lắm, tuy nhiên nếu thiếu rèn luyện thì nhận thực của con người sẽ giảm sút. Bạn càng cố gắng học hỏi, tinh thần của bạn càng dẻo dai lúc về già. Lời giải của trò chơi có thể là điều mới mẻ; nhưng sự thách thức về điều chưa từng biết còn có hiệu quả hơn là cứ chơi đi chơi lại trò xếp hình.

-----------------------------------------

Để học tốt môn Sinh học thì trước tiên là phải học thuộc lòng thật tốt các kiến thức. Sau đó phải hiểu bản chất vấn đề. cuối cùng là làm nhiều bài tập, nhất là những bài tập về di truyền (nếu bạn là hs lớp 12).
Bạn tham khảo thêm bài dưới đây nói về cách học tốt môn Sinh.
Muốn làm được các bài tập môn sinh điều quan trọng là các bạn phải hiểu được vấn đề, đồng nghĩa với việc bạn cần phải nắm chắc các kiến thức lí thuyết”, đó là kinh nghiệm của các thủ khoa của các trường ĐH thi khối B trong những năm gần đây chia sẻ.

Muốn giải bài tập phải nắm vững lí thuyết

Bất cứ một môn học nào cũng vậy, lí thuyết luôn là nền tảng giúp bạn xây dựng được “khung” kiến thức. Trong những năm trở lại đây, các đề thi môn sinh nội dung được ra rất sát với chương trình, không đánh đố. Tuy nhiên nếu chỉ thuộc lòng thôi thì khó có thể làm được, điều quan trọng là các bạn phải hiểu, nhớ lí thuyết và biết cách vận dụng lí thuyết đó vào các bài tập.

Muốn làm được như vậy trước tiênbạn phải lĩnh hội được bài giảng ở lớp. Bạn nên có một cuốn sổ ghi chép cẩn thận, ghi những vấn đề chính mà thầy cô giảng, về nhà cần nghiên cứu ngay bài giảng đó, áp dụng sách giáo khoa. Ngoài ra bạn cũng nên ghi thành một dàn bài, ghi những chú ý cần thiết ra giấy, rồi phân chia bảng, sử dụng bút nhiều màu để dễ phân biệt, để nhớ những phần đánh dấu. Hay ghi dàn bài ra giấy, sổ nhỏ để bỏ túi… Sau khi xem lí thuyết xong bạn hãy bắt tay vào làm các bài toán Sinh. Bắt đầu từ bài tập cô giáo giải ở lớp, che phần giải đi và tự làm. Cố gắng làm hết, có như vậy “trình” của các bạn mới nhanh chóng lên được.

Sau khi môn sinh kết thúc một chương, một kì, bạn hãy tổng kết và nắm vững các ý chính của từng bài trong chương đó. Việc làm này sẽ giúp bạn hệ thống hóa được các kiến thức của mình và không thấy rối lên vì nhiều kiến thức.

Lí thuyết thì có nhiều nhưng nội dung quan trọng dành cho các bài tập và thường được ra trong các kỳ thi ĐH chủ yếu tập trung vào hai phần trọng tâm sau đây:

- Di truyền và biến dị: Cơ sở vật chất di truyền và biến dị. Hiện tượng di truyền và biến dị. Quy luật di truyền và biến dị. Ứng dụng di truyền và biến dị vào đời sống, sản xuất.

- Nguồn gốc sự sống và các thuyết tiến hóa.

Bài tập sinh học không hề khó

Bài tập sinh học có rất nhiều tuy nhiên bạn cần phân biệt được các dạng bài để có được những cách giải chính xác và độc đáo. Theo đó, bài tập Sinh gồm có hai dạng cơ bản là:

Thứ nhất: Bài tập cơ sở vật chất di truyền và biến dị. Đối với dạng bài này, chỉ cần nắm vững công thức là bạn sẽ giải quyết rất nhanh và chính xác.

Thứ hai: Bài tập về quy luật di truyền (bài tập về phép lai) thuộc khoa học thực nghiệm. Đối với dạng bài tập này, cần nắm vững lí thuyết đã học để giải thích kết quả một thí nghiệm theo đề bài theo hai bước là biện luận và viết sơ đồ lai. Để biện luận 1 bài tập lai cần phải chú ý các bước sau:

1.
Xác định tính trội, tính lặn của gen.
2.
Quy ước kiểu gen.
3.
Tìm quy luật di truyền.
4.
Xác định kiểu gen bố mẹ.
5.
Viết sơ đồ lai.

Biện luận xong bạn bắt tay vào vẽ sơ đồ lai và kiểm tra kiểu hình xem đã chính xác chưa nhé. 
Nói chung nội dung chương trình sinh học cần ôn tập như sau:Gồm 3 phần :

a. Di truyền và biến dị

- Cơ sở vật chất di truyền và biến dị

- Hiện tượng di truyền và biến dị

- Quy luật di truyền và biến dị

- Ứng dụng di truyền và biến dị vào đời sống, sản xuất.

b. Nguồn gốc sự sống và các thuyết tiến hóa.

c. Bài tập di truyền và biến dị.
-------------------------------------------------------------

Luyen thi dai hoc môn sinh thế nào cho hiệu quả

 Dưới đây là một số tips nhỏ giúp bạn tổng hợp kiến thức một cách nhanh nhất để vượt qua kì thi tốt nghiệp tới.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 6 môn thi tốt nghiệp cho các học sinh lớp 12 khối THPT và GDTX bao gồm: Toán, Văn, Anh, Lý, Địa và Sinh, với GDTX thay Anh văn bằng môn Sử. Nhiều học sinh cho biết, mặc dù đã đoán trước được năm nay có thể thi Sinh nhưng vẫn không tránh khỏi lo lắng do lười học hoặc đã cố gắng học nhưng không hiệu quả. Lý do bởi Sinh là một môn khoa học đa ngành, muốn giỏi thì các bạn phải học tốt Toán, Lý và cả Hóa.

Điều đó khiến cho việc học Sinh trở nên áp lực. Tuy nhiên, việc học mà không có kết quả cao có thể là do cách học của bạn chưa hợp lý. Dưới đây là một số tips nhỏ giúp bạn tổng hợp kiến thức một cách nhanh nhất để vượt qua kì thi tốt nghiệp tới.
Sinh là môn thi trắc nghiệm, tuy nhiên đề thi không chỉ bao gồm lý thuyết mà còn cả bài tập tính toán. Do vậy, ngoài việc học lý thuyết thì các kĩ năng tính toán cũng rất quan trọng. Muốn tính toán được thì các bạn phải nắm chắc được kiến thức lý thuyết. Do đó, lý thuyết chính là mấu chốt của vấn đề.

Lý thuyết chính là nền tảng để bạn xây dựng nên khung kiến thức. Hãy ôn lại lý thuyết Sinh học ngay từ bây giờ. Sách sinh học lớp 12 được nhiều bạn đánh giá là khá dài, nặng và khó học nên nếu không học ngay từ đầu mà giờ mới lặn lội cầy lại lý thuyết trong đó thì rất dễ dẫn đến tình trạng chán nản do có quá nhiều kiến thức. Thay bằng quyển sách sinh học dày cộp, các bạn có thể xem lại vở ghi. Thường những kiến thức quan trọng sẽ được các thầy cô cho ghi chép một cách cẩn thận. Đọc lại và đánh dấu những phần mà bạn cho là quan trọng hơn những phần khác.
Các bạn cũng nên dùng một cuốn sổ nhỏ tổng hợp lại những công thức tính toán. Điều này sẽ giúp bạn tìm dễ hơn và học cũng đơn giản hơn. Ghi chép lại cũng là một cách học thuộc. Tuy nhiên, bạn không nên học vẹt công thức. Chỉ có hiểu mới có thể áp dụng vào bài tập. Do đó, khi viết xong công thức nào, các bạn nên lấy ví dụ và áp dụng chúng luôn. Nếu làm đúng tức là bạn đã hiểu. Những bài tập áp dụng đó không ở đâu xa, ngay trong cuốn bài tập Sinh học của bạn đấy, hoặc bạn nào muốn luyện tập thành thục hơn thì có thể ra hiệu sách chọn những cuốn bài tập trắc nghiệm Sinh để về tự học.

Ngoài học thuộc lòng lý thuyết, bạn cũng nên áp dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống với những hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Hãy tìm hiểu những khái niệm, hiện tượng một cách thấu đáo để tránh cảm giác lúng túng khi bắt gặp những câu hỏi vận dụng.

Luôn tự đặt câu hỏi tại sao như vậy? Vì sao hiện tượng nó lại diễn ra thế này, thế kia? Chỉ có tìm hiểu và giải đáp được thì bạn mới hiểu sâu được vấn đề. Bạn có thể học thuộc lòng cả trang sách chỉ trong 10 phút nhưng học thuộc nhanh thì cũng sẽ quên nhanh. Nếu khi học các bạn tìm hiểu kỹ thông tin, biết cách xử lý kiến thức bằng hàng loạt các câu hỏi để hiểu bài một cách sâu sắc thì khi bắt gặp những câu hỏi vận dụng, các bạn sẽ giải quyết rất nhanh, mặc dù thời gian đầu tư để học có lâu hơn cách học thuộc kia.

Sau khi học xong, bạn nên đóng vở lại và tự tưởng tượng trong đầu, tái hiện lại kiến thức xem mình đã thực sự thuộc và hiểu chưa? Phần nào còn lúng túng không nhớ được thì mở lại vở ra xem, rồi lại tái hiện lại trong đầu. Chỉ đọc thuộc ra miệng thì sẽ rất mau quên. Tái hiện lại kiến thức trong đầu là một cách để kiến thức khắc sâu vào bộ não.

Một số điều nên tránh khi học Sinh

Không nên học thuộc các câu hỏi và câu trả lời trong các sách bài tập Sinh. Nhiều bạn do lười hoặc không biết cách làm nên thường mở phần đáp án ra khoanh vào rồi học thuộc lòng với hy vọng đề thi sẽ rơi vào câu đó. Đó là một cách học thụ động và không hiệu quả. Một bài bạn may mắn đã trúng được một vài câu, tuy nhiên các đề thi thường không ra đúng 100% so với các câu hỏi trong sách mà số liệu sẽ thay đổi đi một chút. Do đó, nếu không hiểu thực chất của vấn đề hay không biết cách tính toán bài tập đó thì dù có gặp bài tương tự các bạn cũng không thể giải quyết được.

Không nên học theo trình tự sách giáo khoa. Nhiều bạn không biết phần nào là trọng tâm nên cứ học tràn lan theo chương trình sách. Điều này không nên chút nào, vừa tốn thời gian lại không hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể hỏi giáo viên xem chương nào quan trọng để tập trung ôn kỹ phần đó. Việc xác định được phương hướng đóng góp một phần quan trọng vào thành công của bài thi.

Cuối cùng, không nên ỷ lại cho rằng không cần học thì vẫn có thể qua mà không bị điểm liệt do Sinh là môn thi trắc nghiệm. Đúng là chỉ cần không có môn nào bị điểm liệt và tổng các môn đạt trên 30 điểm (bao gồm cả điểm cộng) là đỗ tốt nghiệp. Tuy nhiên, không có kiến thức nào là thừa. Hãy học tập chăm chỉ để thu được thành quả.
Mỗi ngày hãy bỏ 15 phút ra để đọc lại những kiến thức mình đã tổng hợp và chịu khó thường xuyên làm bài tập vận dụng. Hi vọng những kinh nghiệm trên sé giúp bạn đạt được điểm cao môn Sinh trong kì thi tốt nghiệp tới.

0 comments:

Post a Comment