Nov 26, 2011

THẾ NÀO LÀ «CHÂN THÀNH» ?

Một trong những đặc điểm dễ thấy của gà là sự lặp lại những gì được nghe từ người khác mà không hiểu rõ ý nghĩa của nó. 
Trong đầu óc của gà thì "chân thành" có nghĩa là:
1. Phải mua các thứ cho cáo

2. Phải dẫn cáo đi chơi ở những chỗ xịn, đắt tiền

3. Phải thường trực ở bên cạnh cáo

4. Phải nghe theo lời cáo

5. Phải gọi điện cho cáo thật nhiều

6. Phải trở thành tài xế riêng/xe ôm cho cáo

7. Phải nghe cáo than vãn chì chiết nhiều giờ liền mà không được có ý kiến v.v.

Thế nên lâu lâu lại có chú gà vào topic của anh kêu ầm lên là phải "chân thành", không được dùng "chiêu thức". Nếu gà suy nghĩ kỹ thì sẽ thấy là từ trái nghĩa của "chân thành" là "giả dối". Anh không bao giờ khuyên gà giả dối để cưa cáo cả, vì thực ra giả dối cũng là một biểu hiện của bệnh gà. 

Lý do là vì một người chỉ giả dối khi người đó không cảm thấy thoải mái với sự thật. Nếu đào đến tận gốc của vấn đề thì thực ra các quan niệm của gà về sự "chân thành" như anh nêu ra ở trên mới chính là không chân thành. Hầu hết các biểu hiện đó đều do xã hội, phim ảnh, v.v. nhồi nhét vào đầu gà, mà bản chất của các biểu hiện đó là gà tìm cách hối lộ cáo để hy vọng đổi lấy tình cảm.

Khi gà thể hiện sự "chân thành" như anh nói ở bài trước, gà tưởng là mình "hy sinh" nhiều lắm. Nói cho cùng thì gà tiêu tốn thời gian và tiền bạc cho người con gái mà mình "yêu", mà không đòi hỏi điều gì. Thế tức là hy sinh chứ còn gì nữa? Suy nghĩ của gà là như thế SAI!!!

Về phương diện tâm lý học mà nói, sự "hy sinh" của gà bao gồm rất nhiều vấn đề. 
Thứ nhất là sự tống tiền. Trong xã hội có một từ đặc biệt để chỉ hành động này: "tống tình". Từ này đầu tiên có ý nghĩa khác, nhưng bây giờ nó đã mang ý nghĩa chỉ sự "hy sinh" của gà với niềm hi vọng (hay tuyệt vọng) mong người con gái cảm thấy mắc nợ gàban phát cho gà một ít tình cảm. Vấn đề thứ hai ở đây là masochism (tạm dịch là "chủ nghĩa khổ dâm", mặc dù không hoàn toàn sát nghĩa). 

Anh còn phát minh ra một số cụm từ khác để chỉ hành vi này, đấy là "hội chứng tử đạo" hay "hội chứng vĩ nhân" . Bằng sự "hy sinh" của mình, gà tự huyễn hoặc là về bản thân. Gà tự cho mình là một loại siêu nhân gì đó cao hơn những người khác vì mình sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì "tình yêu cao cả", trong khi trên thực tế thì chẳng có tình yêu nào cả. Lý do đơn giản là vì tình yêu thì phải có từ hai phía. :))

Hôm nay anh nói thêm một tí về chuyện tặng quà. Anh đã nêu ra là không nên tặng quà quá hai lần trong một năm, nhưng chỉ có thế thôi thì có thể dẫn đến hiểu nhầm cho gà. Gà có thể nghĩ là vừa mới làm quen với em xong thì có thể mang ngay quà đến tặng, xong hôm sau lại tặng nữa, thế là xong nhiệm vụ tặng quà trong 1 năm. Thế nên ngoài quy tắc "không quá hai lần một năm (càng ít càng tốt) thì anh cho các chú gà thêm một quy tắc nữa: Trong vòng 3 tháng đầu hoặc trước khi hôn (tuỳ theo cái nào dài hơn, tức là nếu quá 3 tháng mà chú vẫn chưa hôn nó thì phải chờ đến sau khi hôn và ngược lại) thì không tặng quà.

Có một trường hợp ngoại lệ là khi sinh nhật em kia rơi vào giai đoạn "chưa tặng quà" này. Khi đó, giả sử là gà được mời (trong giai đoạn mới quen thì không tự giác đến nếu không được mời) thì gà có thể phá cách mà tặng cho em một bó hoa nhỏ nhỏ xinh xinh.

Nói thêm về tặng hoa: Mấy năm trước anh thấy các chú gà hay có phong trào tặng một bông hoa hồng. Điều này là tối kỵ. Nói chung là gà không nên tặng hoa hồng vì tặng hoa hồng rất khó, thường chỉ cao thủ mới thực hiện được. 

Nhưng nếu đã tặng thì ít nhất cũng phải tặng từ 1 tá trở lên, tốt nhất là theo bội số của 12 (ví dụ như 1.200.000.000 bông) :)) =))

Chú chan vẫn chưa hiểu được cái nguyên lý bên trong của nó. Điều cốt yếu ở trong chuyện cưa cẩm cũng như trong cuộc sống nói chung là mọi người đều phải vui vẻ. Vì thế nên cách tiếp cận vấn đề đúng trong trường hợp này là phải nghĩ ra cái gì đấy vui để làm. 
Ví dụ như anh đã lên kế hoạch đi chơi xa với cả hội bạn. Hoặc chú gì máu võ lâm thì hôm đấy đi chơi võ lâm cả ngày. Chú nào máu đá bóng thì tổ chức trận đá bóng xong rồi đi nhậu. Nói chung là có rất nhiều phương án, cứ ngồi động não tí là ra ngay.

Lên kế hoạch, rủ rê xong hết rồi thì bốc điện thoại gọi cho em nó, bảo là "hôm đấy anh đi chơi/tổ chức ma ra tông võ lâm/tổ chức đá bóng mừng hòa bình, em có đi không?" Sẽ có mấy trường hợp xảy ra:

1. Em nó không đi vì ngại: Luôn luôn có các em kiểu này trên đời. Lúc đấy gà cứ chúc em vui vẻ, xong rồi thoải mái zui zẻ với chương trình của mình. Còn em kia hôm đấy sẽ ngồi mốc ở nhà hoặc bị bố mẹ em tra tấn
bằng các cuộc hội hè mang tính "gia đình".

2. Em nó không đi vì có kế hoạch khác: Chuyện này là có thể xảy ra trong giai đoạn cưa cẩm. Cách phản ứng cũng như trên.

3. Em nó đi cùng: Trường hợp này có xác suất cao hơn gà tưởng, nhưng đấy là với điều kiện trước đấy gà chưa bộc lộ bản chất gà ra. 
Tại sao? Để đấy anh lấy một ví dụ cho các chú dễ hiểu. Khi các chú đi mua đồ mà một thằng nó cứ dí hàng vào mặt chú kèo nèo "anh mua giùm em đi, từ sáng giờ chả bán được cái nào" thì có rẻ mấy tốt mấy các chú cũng chả mua.

Còn chỗ nào nhạc nhẽo um sùm vui vẻ, treo biển "mua nhanh không hết" thì các chú xúm đông xúm đỏ tranh cướp mà có khi mua về cũng chả biết dùng làm gì.


Nói tóm lại là bất kể kết quả thế nào thì các chú cũng có ngày nghỉ vui vẻ. Nhớ là vui vẻ nhưng vẫn phải an toàn đấy nhé, đừng có quá đà. 

«·´¨*·.¸¸.«·. x .·».¸¸.·*¨`·»
Quay về bài viết:

0 comments:

Post a Comment